TRUYỀN THÔNG MỘT CHIỀU – “ĐIỂM MÙ” KHIẾN QUẢN LÝ KHÓ NHẬN DIỆN HIỆU SUẤT ĐỘI NGŨ TRUYỀN THÔNG MỘT CHIỀU – “ĐIỂM MÙ” KHIẾN QUẢN LÝ KHÓ NHẬN DIỆN HIỆU SUẤT ĐỘI NGŨ

TRUYỀN THÔNG MỘT CHIỀU – “ĐIỂM MÙ” KHIẾN QUẢN LÝ KHÓ NHẬN DIỆN HIỆU SUẤT ĐỘI NGŨ

28/12/2024 139

Liệu việc tập trung vào KPIs và các chỉ số đo lường hiệu suất có thực sự là chìa khóa để đạt được thành công cho một chiến lược Quản lý hiệu quả? Nhiều nhà Quản lý tin rằng chỉ cần có hệ thống giám sát chặt chẽ là hiệu quả, tuy nhiên thực tế chứng minh điều ngược lại. Ngay cả khi có những KPIs hoàn hảo, nếu mục tiêu không được truyền đạt rõ ràng và truyền thông không được thực hiện hiệu quả, mọi nỗ lực đều trở nên vô ích.

 

Một trong những “điểm mù” mà nhiều người làm Quản lý thường gặp phải là sự thiếu rõ ràng trong mục tiêu. Khi nhân sự không hiểu rõ “bức tranh tổng thể” sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, không biết mình cần phải tập trung vào đâu và đóng góp như thế nào. Tình trạng này trước hết sẽ suy giảm động lực làm việc của cá nhân, đội ngũ và ảnh hưởng đến cả tổ chức. Cá nhân không hiểu rõ ý nghĩa công việc của mình dẫn đến sự hời hợt, thiếu trách nhiệm. Hơn nữa, nguồn lực của tổ chức cũng dễ bị phân tán và lãng phí. Thay vì tập trung vào những hoạt động then chốt, nguồn lực bị trải đều. Ngoài ra, sự thiếu định hướng này còn gây ra những mâu thuẫn nội bộ, cản trở giao tiếp hiệu quả giữa thành viên hoặc giữa các cấp, dẫn đến hiểu lầm và giảm hiệu suất làm việc nhóm. Thực tế cho thấy, việc không cụ thể hóa mục tiêu là “chướng ngại vật” mà hơn 90% người làm Quản lý phải đối mặt. Để hiểu rõ hơn về những thách thức cũng như tìm ra giải pháp cho vấn đề này, Anh/Chị có thể đọc thêm bài viết CỤ THỂ HÓA MỤC TIÊU: CHƯỚNG NGẠI VẬT HƠN 90% QUẢN LÝ PHẢI ĐỐI MẶT do CEG biên soạn qua đường link bên dưới:

 

(Anh/Chị có thể đọc chi tiết bài viết CỤ THỂ HÓA MỤC TIÊU: CHƯỚNG NGẠI VẬT HƠN 90% QUẢN LÝ PHẢI ĐỐI MẶT do CEG biên soạn tại đây)

KPIs “lệch chuẩn”: Động lực “tụt dốc”, Hiệu suất “ì ạch”

Từ nền tảng Mục tiêu không rõ ràng, một điều tất yếu là việc thiết lập KPIs trở nên khó khăn và thiếu chính xác. KPIs có xu hướng bị đặt ra một cách cảm tính, hoặc quá cao so với khả năng của nhân sự, hoặc quá dễ dàng, không tạo ra động lực phấn đấu. Đặc biệt, xu hướng đặt KPIs “vượt tầm” thường xuất phát từ mong muốn thúc đẩy hiệu suất một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại. Khi KPIs quá khó đạt được, cá nhân sẽ cảm thấy áp lực, căng thẳng hoặc mất đi động lực làm việc, chán nản. Lâu dần, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc, sự gắn kết với tổ chức và cuối cùng là hiệu suất chung. Việc đặt KPIs “vượt tầm” không những không thúc đẩy hiệu suất mà còn phản tác dụng, gây ra những phản ứng tiêu cực cho cả cá nhân và tổ chức. 

Vậy làm thế nào để tránh được tình trạng này? Bài viết KPIS “VƯỢT TẦM” – QUẢN LÝ LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH HIỆU SUẤT “DẬM CHÂN”? sẽ cung cấp những góc nhìn sâu sắc và chi tiết hơn về KPIs, Anh/Chị có thể truy cập vào đường link bên dưới để đọc chi tiết bài viết:

(Anh/Chị có thể đọc chi tiết bài viết KPIS “VƯỢT TẦM” – QUẢN LÝ LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH HIỆU SUẤT “DẬM CHÂN”? do CEG biên soạn tại đây)

Giám sát Hiệu suất và KPIs có mối liên quan mật thiết hơn bạn nghĩ:

KPIs và Giám sát Hiệu suất có mối quan hệ biện chứng. KPIs là công cụ định lượng, cung cấp những chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả công việc. Tuy nhiên, Giám sát Hiệu suất không chỉ đơn thuần là dựa trên kết quả với KPIs. Quá trình này đòi hỏi người Quản lý cần quan sát, theo dõi và đánh giá toàn diện hơn về quá trình làm việc, thái độ, kỹ năng và sự đóng góp của từng cá nhân. Một quy trình Giám sát Hiệu suất hiệu quả cần kết hợp hài hòa giữa yếu tố định lượng (KPIs) và định tính (đánh giá năng lực, thái độ), đảm bảo tính khách quan, minh bạch và công bằng. Điều này không chỉ giúp nhân sự nhận thức rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của mình mà còn tạo động lực để họ phát triển và hoàn thiện bản thân. Đồng thời, kết quả Giám sát Hiệu suất cũng là cơ sở quan trọng để người làm Quản lý điều chỉnh KPIs cho phù hợp với thực tế, tạo ra một vòng lặp cải tiến liên tục. Đây chính là cách để tối ưu hóa hiệu suất làm việc một cách bền vững.

 

Để rút ngắn hành trình đạt được KPIs, truyền thông nội bộ hiệu quả là then chốt!

Mọi nỗ lực Giám sát Hiệu suất sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiếu đi phương thức truyền thông hiệu quả. Sự chuyển dịch xu hướng làm việc truyền thống sang làm việc từ xa và hybrid, việc duy trì kết nối và đảm bảo hiệu suất đội ngũ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc xây dựng một môi trường giao tiếp mở, nơi mọi người có thể tự do trao đổi thông tin, phản hồi và đóng góp ý kiến, đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng sự gắn kết và hợp tác. Đặc biệt, trong các cuộc họp giao ban, việc làm rõ và cụ thể mục tiêu, KPIs và những vấn đề phát sinh thông qua truyền thông hai chiều sẽ giúp đội ngũ nắm rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, phối hợp làm việc hiệu quả và tạo cơ hội cho Quản lý kịp thời điều chỉnh hướng đi nếu cần. Do đó, việc áp dụng các phương thức truyền thông đổi mới và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu suất và sự gắn kết của đội ngũ trong bối cảnh mới.

Một ví dụ điển hình cho việc áp dụng thành công các nguyên tắc truyền thông dựa vào Tư duy Khách hàng nội bộ hiệu quả là Google. Thay vì chỉ tập trung vào việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, Google chú trọng vào việc lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của từng “khách hàng nội bộ” – chính là nhân sự của mình. Điều này được thể hiện qua nhiều khía cạnh:

  • Sự tôn trọng: Mọi ý kiến đều được lắng nghe và tôn trọng, bất kể vị trí hay vai trò của người đưa ra. Điều này tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo.
  • Sự đồng cảm: Các bộ phận, phòng ban luôn cố gắng thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của nhau.
  • Sự hợp tác: Tinh thần hợp tác và làm việc nhóm được đề cao, mọi người cùng nhau giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu chung.
  • Sự phản hồi: Google khuyến khích văn hóa phản hồi hai chiều, nơi nhân viên có thể thoải mái đóng góp ý kiến, đưa ra phản hồi và nhận được sự phản hồi từ đồng nghiệp và cấp trên. Điều này giúp mọi người không ngừng cải thiện và phát triển.

Để tìm hiểu thêm về bí quyết của Google, Anh/Chị có thể đọc chi tiết tại bài viết sau:

 

(Anh/Chị có thể đọc chi tiết bài viết “GOOGLE TỪ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG NỘI BỘ ĐẾN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TOP ĐẦU THẾ GIỚI” do CEG biên soạn tại đây)

 

Tóm lại, mục tiêu “không” SMART sẽ là “nguồn cơn” của nhiều vấn đề trong quản lý, từ việc thiết lập KPIs không phù hợp đến Hiệu suất làm việc kém hiệu quả. Việc kết hợp hài hòa giữa Giám sát Hiệu suất và Truyền thông hiệu quả, bắt đầu từ việc xác định Mục tiêu rõ ràng, là chìa khóa then chốt dẫn dắt đội ngũ đạt mục tiêu chung.  

Webinar “GIÁM SÁT HIỆU SUẤT & TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ” được CEG sẽ được tổ chức vào ngày 27.12.2024 (TỐI NAY) dưới sự dẫn dắt của Leadership Coach Trịnh Thành Thịnh tạo ra một “điểm nóng” thực sự, nơi Anh/Chị cùng nhau trao đổi, phân tích một cách sâu sắc và toàn diện về các vấn đề liên quan đến Giám sát hiệu suất và Truyền thông đội ngũ. Qua đó, Anh/Chị sẽ mang về cho mình những phương thức tối ưu, những công cụ và chiến lược thực tiễn áp dụng vào thực tế công việc của mình.

 

 

THÔNG TIN CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH:

  • Thời gian: 20h00 Thứ 6 ngày 27/12/2024 (TỐI NAY)
  • Để tham gia MIỄN PHÍ Webinar “GIÁM SÁT HIỆU SUẤT & TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ” Anh/Chị có thể quét mã bên dưới hoặc truy cập trực tiếp vào đường link:   https://us06web.zoom.us/j/84258072634#success

 

Anh/Chị có thể tham gia vào Group Zalo chính thức của CEG để cập nhật thông tin các số tiếp theo của Webinar do anh Trịnh Thành Thịnh dẫn dắt, sẽ được tổ chức vào lúc 20h00 tối thứ Sáu hằng tuần một cách chủ động và nhanh nhất thông qua đường link bên dưới: