Phong cách lãnh đạo theo tình huống (Situational Leadership) là một khái niệm mà Thịnh thường xuyên nhắc đến trong các chương trình đào tạo của mình, tuy nhiên không phải ai cũng hình dung khái niệm này một cách chính xác. Phong cách lãnh đạo theo tình huống thể hiện bản chất của sự linh hoạt, nơi những nhà Lãnh đạo/Quản lý biết điều chỉnh phương thức lãnh đạo sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, cũng như những đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân trong đội ngũ.
Một ví dụ điển hình về việc áp dụng Phong cách lãnh đạo linh hoạt theo tình huống là Salesforce – Công ty công nghệ hàng đầu đã thành công trong việc kết hợp linh hoạt các phương thức lãnh đạo để không chỉ duy trì hiệu quả công việc mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và gắn kết trong tổ chức, giúp “ông lớn” công nghệ này giữ vững vị thế top đầu toàn cầu trong suốt những năm qua.
Khi một nhân viên bán hàng mới gia nhập Salesforce, họ sẽ được hướng dẫn sử dụng các công cụ cơ bản như Salesforce CRM, Sales Cloud, và Einstein Analytics. Quản lý sẽ cung cấp các chỉ dẫn chi tiết về cách tạo hồ sơ khách hàng, theo dõi cơ hội bán hàng, và sử dụng các công cụ báo cáo doanh thu. Đây chính là Phong cách Telling (Sếp chỉ đạo) trong lãnh đạo chủ yếu tập trung vào việc chỉ đạo trực tiếp và giám sát chặt chẽ, phù hợp với những nhân sự mới gia nhập hoặc còn thiếu kinh nghiệm. Ở giai đoạn này, người Quản lý đóng vai trò như người hướng dẫn, chỉ dẫn từng bước công việc và đảm bảo rằng nhân sự nắm rõ các quy trình cơ bản, nhanh chóng hòa nhập và làm quen với công việc.
Đối với nhóm nhân sự phát triển phần mềm đã thành thạo các kỹ năng và công cụ quen thuộc tại Salesforce, Phong cách lãnh đạo Selling (Sếp kiên trì) được áp dụng bằng cách hướng dẫn chi tiết và khuyến khích nhân sự làm quen với các công cụ, phương pháp tiên tiến như Salesforce DX và GitHub. Quản lý giải thích rõ lợi ích của những công cụ này trong việc tối ưu hóa quy trình phát triển và nâng cao hiệu quả công việc. Khác với phong cách Telling chỉ đạo một chiều, phong cách Selling không chỉ giao nhiệm vụ mà còn tạo động lực và khuyến khích sự tham gia tích cực của nhân sự trong quá trình phát triển. Người lãnh đạo đóng vai trò như một huấn luyện viên, giúp nhân sự phát triển các kỹ năng cần thiết và tự tin áp dụng các phương pháp mới, từ đó nâng cao năng lực và tối ưu hóa quy trình công việc.
Khi Salesforce triển khai chiến lược Account-Based Marketing (ABM) để tăng trưởng doanh thu. Vào năm 2020, Salesforce gặp khó khăn trong việc đạt mục tiêu doanh thu quý. Giám đốc kinh doanh khu vực, Gavriella Schuster, đã làm việc chặt chẽ với Marc Benioff – CEO của Salesforce – để cùng phân tích dữ liệu từ Salesforce CRM và Einstein Analytics. Thay vì đưa ra quyết định ngay lập tức, Marc khuyến khích Gavriella tự tìm ra giải pháp và thử nghiệm chiến lược ABM, tập trung vào việc nhắm đúng khách hàng tiềm năng. Kết quả, chiến lược này giúp đội ngũ bán hàng tăng trưởng doanh thu lên tới 25% trong quý tiếp theo. Đây là ví dụ điển hình cho Phong cách Participating (Sếp đồng hành) tập trung vào việc chia sẻ trách nhiệm và đồng hành cùng nhân sự, thay vì ra quyết định thay họ. Phong cách lãnh đạo này khuyến khích nhân sự nêu lên quan điểm và ý tưởng của mình, cùng nhau tìm ra giải pháp, không can thiệp quá sâu vào công việc, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Phong cách này đặc biệt hiệu quả đối với những nhân sự đã thành thạo công việc nhưng thiếu tự tin hoặc động lực khi đối mặt với các tình huống khó khăn trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tuy nhiên đôi khi, Lãnh đạo/ người Quản lý áp dụng phong cách này lại không thể rạch ròi các mối quan hệ giữa đồng nghiệp và cá nhân. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc hoạch định mục tiêu chiến lược và tiến độ công việc.
Phong cách lãnh đạo Delegating (Sếp ưu nhiệm) đặc trưng bởi việc trao quyền tự quyết cho các nhân sự trong đội ngũ, cho phép họ làm việc độc lập và tự quản lý công việc. Một ví dụ rõ ràng là khi Salesforce giao quyền cho các giám đốc bộ phận trong việc phát triển chiến lược dài hạn và phân bổ nguồn lực cho các dự án quan trọng như Salesforce Einstein AI. Lãnh đạo cấp cao không can thiệp vào từng bước triển khai mà chỉ cung cấp sự hỗ trợ chiến lược khi cần thiết, chẳng hạn như phê duyệt ngân sách hoặc đưa ra các chỉ đạo lớn. Phong cách Delegating giúp giám đốc bộ phận và quản lý phát huy khả năng lãnh đạo độc lập, đồng thời tăng cường sự tự chủ và trách nhiệm của nhân viên, đóng góp vào sự phát triển bền vững của tổ chức. Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi người lãnh đạo phải lùi lại và để các thành viên trong đội ngũ làm việc mà không cần giám sát và tự do lập kế hoạch, tổ chức, đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và hoàn thành các dự án được giao. Đây là cách tiếp cận phù hợp với những cá nhân có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và mong muốn có bước chuyển biến thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu người Quản lý/ Lãnh đạo quá phụ thuộc vào sự tự chủ của nhân sự mà thiếu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên, nguy cơ xảy ra rủi ro sẽ gia tăng do thiếu sự định hướng và kế hoạch chi tiết. Sự thiếu sót trong việc quản lý tiến độ công việc có thể dẫn đến tình trạng nhân sự không chủ động theo dõi và hoàn thành công việc đúng hạn, hoặc dựa vào sự hoàn tất của các cá nhân khác, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tổng thể của tổ chức.
Việc áp dụng Phong cách Lãnh đạo theo tình huống đã giúp Salesforce đạt được những kết quả đáng kể, trong đó có:
- Sự hài lòng và gắn kết của nhân viên: Salesforce liên tục đứng trong top các công ty có môi trường làm việc tốt nhất, với hơn 90% nhân viên hài lòng và 80% cảm thấy công ty quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của họ, (theo báo cáo của Glassdoor).
- Tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ: Theo báo cáo tài chính của Salesforce đã công bố thu nhập quý IV và cả năm tài chính 2024, thể hiện hiệu suất mạnh mẽ với mức tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái về cả doanh thu hàng quý và cả năm, lần lượt đạt 9,29 tỷ USD và 34,9 tỷ USD. Salesforce tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào môi trường làm việc sáng tạo và linh hoạt.
- Giảm tỷ lệ nghỉ việc: Tỷ lệ nghỉ việc tại Salesforce chỉ ở mức 10% trong năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành công nghệ. Điều này phản ánh môi trường làm việc thân thiện và phong cách lãnh đạo linh hoạt, nơi nhân viên được khuyến khích phát triển và đóng góp hiệu quả.
Mỗi phong cách trong ví dụ trên đều là những công cụ chiến lược, không chỉ biểu thị sự linh hoạt trong chiến lược của người Lãnh đạo/ người làm Quản lý, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa nguồn lực trong việc nâng cao hiệu suất công việc và phát triển bền vững của tổ chức. Phong cách lãnh đạo theo tình huống gồm:
- Telling (Sếp chỉ đạo): Hướng dẫn chi tiết cho nhân viên mới và ít kinh nghiệm
- Selling (Sếp kiên trì): Động viên và khuyến khích sự phát triển kỹ năng
- Participating (Sếp đồng hành): Hỗ trợ và chia sẻ trách nhiệm
- Delegating (Sếp ưu nhiệm): Trao quyền & tự quyết định
(Module “PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THEO TÌNH HUỐNG” trên nền tảng tự học LMS do CEG phát triển)
Thịnh quan niệm một điều rằng Bản chất của Phong cách lãnh đạo không phụ thuộc vào ý chí cứng nhắc của người đứng đầu, mà phụ thuộc vào chất lượng, năng lực của đội ngũ đó. Người lãnh đạo cần có sự nhạy bén để hiểu rõ sự khác biệt trong từng giai đoạn phát triển của nhân sự, từ đó biết khi nào cần tập trung vào tinh thần, khi nào cần chú trọng vào chuyên môn. Lựa chọn phương pháp lãnh đạo phù hợp không chỉ giúp phát huy tối đa năng lực của đội ngũ, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu suất công việc, xây dựng một đội ngũ gắn kết, tự chủ và sáng tạo, từ đó đảm bảo sự bền vững trong mọi thử thách.
Ở ngày thứ 2 (trong khuôn khổ 2,5 ngày) của Chương trình Đào tạo Kỹ năng Quản lý Vận hành (Operation Management Skill) của CEG, do Thịnh thiết kế và trực tiếp giảng dạy sẽ bao gồm hạng mục Phong cách lãnh đạo theo tình huống. Ở hạng mục này, Thịnh sẽ phân tích các tình huống cụ thể, giúp người Quản lý xác định khi nào cần hỗ trợ về Tinh thần nhiều hơn ngược lại khi nào cần hỗ trợ về Chuyên môn nhiều hơn. Điều này sẽ giúp người Quản lý áp dụng phong cách lãnh đạo linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh và từng nhóm đối tượng nhân sự phổ biến trong đội ngũ.
Anh/Chị có thể tìm hiểu thêm về Chương trình Đào tạo Kỹ năng Quản lý Vận hành (Operation Management Skill) bằng cách quét mã QR ở trên hoặc truy cập vào đường link dưới đây:
Anh/Chị có thể tìm hiểu thêm về Chương trình Đào tạo Kỹ năng Quản lý Vận hành (Operation Management Skill) bằng cách truy cập vào đường link dưới đây:
Để đăng ký ngay Khóa học Anh/Chị vui lòng điền thông tin vào form bên dưới:
CEG Integrated Offline Training Programs – Chương trình Đào tạo Kỹ năng Lãnh đạo Đội ngũ và Quản trị Doanh nghiệp do CEG thiết kế và phát triển nổi bật Tích hợp cả 2 hình thức đào tạo: Trực tuyến (trên nền tảng LMS) và Trực tiếp, song song với đó là giải pháp Coaching cho người học giúp học viên tiết kiệm thời gian, dễ dàng chuyển hóa lý thuyết để vận dụng vào thực tế công việc. Đây không chỉ là một chương trình đào tạo thông thường, mà là một hành trình phát triển toàn diện giúp kiện toàn năng lực và kỹ năng thực chiến cho các nhà Lãnh đao/Quản trị doanh nghiệp, chương trình mang đến một phương pháp học tập độc đáo, kết hợp lý thuyết với việc giải quyết Case study thực tế & Coaching cá nhân hóa từ Leadership Coach. Để hiểu rõ hơn về Phương pháp đào tạo độc đáo của CEG Anh/Chị có thể xem chi tiết tại video bên dưới:
Một điểm thú vị trong CEG Integrated Offline Training Programs Học viên sẽ được trải nghiệm một quy trình học tập linh hoạt với Nền tảng học tập chủ động LMS (Learning Management System) lần đầu tiên được CEG xây dựng và phát triển với mục đích cung cấp các chương trình đào tạo giúp Người học Chủ động (Proactive Learner) tiếp cận với các kiến thức nền tảng, tạo tiền đề vững chắc giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian để các Chương trình Đào tạo Trực tiếp do CEG tổ chức đạt được hiệu quả tối đa.Để tìm hiểu chi tiết Nền tảng LMS Anh/Chị có thể truy cập vào video bên dưới: