Trên thực tế , khi nhắc đến đánh giá hiệu suất KPIs nghiễm nhiên được coi là “chìa khóa vạn năng”. Tuy nhiên, con đường triển khai KPIs lại không hề trải đầy hoa hồng đối với những doanh nghiệp SMEs còn hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm. Từ sự căng thẳng khi phải đối mặt với mức lương cố định hay nỗi lo bị “trừ lương” nếu không đạt được chỉ tiêu, KPIs dường như trở thành một “cơn ác mộng” trong mắt không ít người quản lý và nhân viên. Liệu KPIs có thực sự là giải pháp giúp tăng trưởng bền vững, hay chỉ là gánh nặng, thậm chí là “con dao hai lưỡi” tiềm ẩn nhiều rủi ro?
Khi đề cập đến KPIs, hầu hết các doanh nghiệp chỉ hiểu KPIs là công cụ đánh giá đơn thuần với mục đích là xác lập và đo lường kết quả thực hiện của nhân viên vào cuối kỳ đánh giá, trong khi bản chất của KPIs là một công cụ quản trị chiến lược từ việc:
- Cơ sở đo lường mục tiêu – kế hoạch
- Cơ sở đánh giá thành tích cá nhân
- Là một công cụ báo cáo – phản hồi
- Duy trì sự tập trung liên tục
Do đó nếu hiểu KPIs đơn thuần chỉ là mục tiêu cuối cùng thì hệ thống đánh giá sẽ được hiểu là MBO (Management by Objectives), và vô tình tự “bóp chết” những tiềm năng mà KPIs có thể mang lại.
Các công việc sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa, thường khó định hình KPIs cụ thể và dễ bị bỏ qua, tuy nhiên, vẫn có thể xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả rõ ràng để đánh giá và phát triển công việc này, ví dụ:
- Nhận không nhiều hơn 1 phàn nàn về chất lượng thiết kế hàng năm
- Luôn hoàn tất ít nhất 95% thời hạn
- Không nhiều hơn 5% các mẫu thiết kế bị yêu cầu làm lại
- 100% việc thiết kế được thực hiện tại Công ty, không gia công
- Không nhiều hơn 1 khách hàng mất/năm do chất lượng thiết kế
- Tăng ít nhất 5% khách hành thiết kế/năm
Hệ thống KPIs trong SMEs: Sự thiếu linh hoạt và những hệ lụy
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp nhỏ dễ thất bại trong việc duy trì sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh khi áp dụng KPIs quá cứng nhắc. Trong bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng, sự cứng nhắc này có thể hạn chế khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Khi đối thủ tung ra sản phẩm mới, hoặc xuất hiện những cơ hội kinh doanh bất ngờ, SMEs cần phải linh hoạt điều chỉnh chiến lược. Tuy nhiên, việc quá tập trung vào KPIs đã được thiết lập từ trước có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng. Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa các chỉ tiêu, quy trình giữa các phòng ban thiếu sự linh hoạt, chỉ tập trung vào việc đo lường các chỉ tiêu khô khan mà không chú trọng đến kết quả thực sự của các quy trình khiến KPIs chỉ là một “bình hoa di động” mang tính hình thức, không thể phản ánh chính xác hiệu quả công việc thực tế.
Sự thiếu quyết tâm từ người làm Quản lý: Yếu tố quyết định đến sự thành công của KPIs
Một yếu tố quan trọng nữa mà nhiều doanh nghiệp SMEs bỏ qua khi triển khai KPIs là sự thiếu quyết tâm và cam kết từ đội ngũ lãnh đạo/quản lý. Trong nhiều trường hợp, người đứng đầu tổ chức chưa thực sự thấu hiểu và đánh giá đúng tầm quan trọng của KPIs, và vì vậy, không cam kết đủ mạnh mẽ để tạo ra sự thay đổi thực sự trong tổ chức, nhân sự không được phân nhiệm và định hướng rõ ràng gây thiếu động lực và không thể kết nối công việc của mình với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chỉ có 5% nhân viên trong các doanh nghiệp thực sự hiểu được tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Thực tế này phản ánh một tình trạng truyền thông yếu kém và sự thiếu cam kết từ cấp trên, vốn đóng vai trò là cầu nối để nhân sự nhận thức được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Chỉ khi người lãnh đạo/ người làm công tác Quản lý thực sự tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai KPIs, truyền đạt một cách rõ ràng tầm nhìn và sứ mệnh, KPIs mới có thể thực sự trở thành công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc và thúc đẩy phát triển bền vững.
Để KPIs thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp SMEs, việc triển khai hệ thống KPIs phải được thực hiện một cách khoa học và chiến lược, không chỉ đơn giản là việc thiết lập các chỉ tiêu ngắn hạn. Doanh nghiệp cần phải xác định được những KPIs mang tính chiến lược dài hạn, phản ánh đúng những yếu tố then chốt trong mô hình kinh doanh của mình, từ đó giúp tập trung vào các ưu tiên trọng yếu. KPIs không chỉ là công cụ đo lường mà còn là một phần quan trọng trong quá trình phát triển chiến lược của doanh nghiệp, giúp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, và đặc biệt là tập trung vào những mục tiêu có giá trị cốt lõi đối với sự phát triển bền vững.
Để hiểu rõ hơn về cách thiết lập và ứng dụng KPIs trong việc đo lường và đánh giá hiệu suất công việc, từ đó xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả, người làm Quản lý có thể học Topic Module “KPIs: NHẬN THỨC ĐÚNG VÀ KỸ THUẬT ỨNG DỤNG” trên nền tảng LMS do CEG phát triển tại đây:
Chủ điểm về KPIs & đánh giá hiệu suất đội ngũ là một trong những hạng mục quan trọng nằm trong Chương trình đào tạo Kỹ năng Quản lý Vận hành (Operation Management Skill) dự kiến tổ chức vào ngày 18 – 19 – 20.04.2025. Tại Khóa học sẽ được mổ xẻ chi tiết bởi Leadership Coach Trịnh Thành Thịnh sẽ trực tiếp đào tạo và mổ xẻ các “pain point” trong công tác ứng dụng và đánh giá hiệu suất mà người làm Quản lý đang gặp phải. Đặc biệt, ở hạng mục này người học sẽ có ý thức sâu sắc về đúng về KPIs trong công tác quản lý, từ đó xây dựng động lực tích cực để áp dụng KPIs một cách hiệu quả và phù hợp, tránh tạo ra những áp lực tiêu cực đối với các thành viên trong đội ngũ và nhân sự quản lý.
Chương trình Đào tạo Kỹ năng Quản lý Vận hành (Operation Management Skill) là cơ hội để người làm công tác Quản lý kiện toàn năng lực lãnh đạo, phát triển chiến lược vận hành bài bản và ứng dụng những công cụ quản trị hiện đại vào thực tiễn doanh nghiệp, tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền bỉ của tổ chức trong thế giới kinh doanh đầy biến động.
Anh/Chị có thể tìm hiểu thêm về Chương trình Đào tạo Kỹ năng Quản lý Vận hành (Operation Management Skill) bằng cách truy cập vào đường link dưới đây:
Để đăng ký ngay Khóa học Anh/Chị vui lòng điền thông tin vào form bên dưới:
Anh/Chị có thể tham gia vào Group Zalo chính thức của CEG để cập nhật bài viết cũng như những thông tin mới nhất qua đường link bên dưới: