CHIÊU MỘ NHÂN TÀI – LÀM SAO ĐỂ “TÂN BINH” KHÔNG “GÃY CÁNH” GIỮA CHỪNG? CHIÊU MỘ NHÂN TÀI – LÀM SAO ĐỂ “TÂN BINH” KHÔNG “GÃY CÁNH” GIỮA CHỪNG?

CHIÊU MỘ NHÂN TÀI – LÀM SAO ĐỂ “TÂN BINH” KHÔNG “GÃY CÁNH” GIỮA CHỪNG?

15/01/2025 235

Theo nghiên cứu của Work Institute (2023) có tới 30% nhân viên không vượt qua thử việc trong 2 tháng đầu tiên vì cảm thấy không hòa nhập với văn hóa công ty, thiếu kết nối với đồng nghiệp và không nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ cấp trên. Khi gia nhập một tổ chức mới, nhân sự thường mang theo kỳ vọng về một “bến đỗ” lý tưởng, nơi họ có thể phát huy tối đa khả năng, cống hiến và tạo dựng một sự nghiệp lâu dài tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không ít nhân sự, dù là ở các vị trí lãnh đạo hay các nhân sự cấp thấp cũng đều phải thừa nhận rằng quá trình hòa nhập vào môi trường mới không hề dễ dàng. Dù có nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững chắc, họ vẫn phải đối mặt với cảm giác lạc lõng, thiếu định hướng rõ ràng về mục tiêu công việc và khó lòng phân định các công việc nào ưu tiên cần giải quyết từ đó làm giảm hiệu suất công việc cũng như kiềm hãm động lực phát triển của nhân sự.

 

Xác lập mục tiêu: Liệu có phải là yếu tố tiên quyết giúp nhân sự mới dễ dàng hòa nhập ?

Thực tế cho thấy, việc xác lập mục tiêu công việc rõ ràng ngay từ đầu là yếu tố tiên quyết giúp nhân sự mới có thể hình dung một cách chính xác về các nhiệm vụ, các ưu tiên cần thiết, cũng như các kỳ vọng mà tổ chức đặt ra. Việc không có mục tiêu công việc minh bạch sẽ dễ dàng dẫn đến sự phân tán năng lực và tài nguyên, đồng thời tạo ra các điểm nghẽn trong quá trình thực hiện. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của cá nhân và kéo theo tác động tiêu cực đến tiến độ công việc, tạo ra một chuỗi vòng xoáy trì trệ, nơi các nhiệm vụ không được hoàn thành đúng thời hạn và chất lượng giảm sút.

 

Làm sao để huy động nguồn lực có sẵn để tối ưu hóa hiệu suất của bản thân?

Mục tiêu công việc rõ ràng chỉ là một phần của bức tranh. Để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, nhân sự mới cần phải khéo léo huy động các nguồn lực có sẵn trong tổ chức. Nguồn lực từ cấp trên không chỉ là sự chỉ đạo, mà còn là sự định hướng chiến lược và cam kết hỗ trợ khi cần thiết. Cấp trên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về mục tiêu dài hạn của tổ chức, thiết lập các nhiệm vụ và còn là người tạo ra cơ hội học hỏi và phát triển cho nhân sự mới thông qua việc giao quyền, khuyến khích sáng tạo và đưa ra phản hồi kịp thời. Điều này giúp nhân sự mới cảm thấy tự tin hơn trong công việc, đồng thời tăng cường sự chủ động và cam kết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực từ đồng nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa hiệu suất làm việc của nhân sự mới. Thông qua những bài học thực tế và kinh nghiệm từ các tình huống đã trải qua, việc tương tác với đồng nghiệp không chỉ giúp nhân sự mới nhanh chóng nắm bắt những nguyên tắc công việc cơ bản mà còn trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề hiệu quả. Khi nhân sự mới biết cách kết hợp việc nhận sự chỉ đạo từ cấp trên và sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, họ không chỉ hoàn thành công việc một cách hiệu quả mà còn xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài trong tổ chức. Huy động nguồn lực từ cả hai phía này giúp tối ưu hóa không chỉ hiệu suất cá nhân mà còn nâng cao hiệu quả công việc của toàn bộ tổ chức, tạo ra một môi trường làm việc gắn kết, chủ động và sáng tạo.

 

 Hệ thống phân nhiệm rõ ràng: Liệu có là điều kiện cần để nhân sự mới tránh vòng lặp luẩn quẩn vì không biết nên ưu tiên công việc nào trước?

Để giúp nhân sự mới hòa nhập và tối ưu hóa hiệu suất làm việc ngay từ những bước đầu tiên, một hệ thống phân nhiệm rõ ràng là yếu tố không thể thiếu. Nếu hệ thống này ngay từ đầu không rõ ràng sẽ dẫn đến sự lãng phí thời gian và công sức, bởi các cá nhân không hiểu rõ trách nhiệm của mình, cũng như không biết cách tiếp cận các nguồn lực sẵn có. Những người có khả năng cung cấp thông tin hoặc hỗ trợ chuyên môn có thể bị bỏ qua hoặc nhiệm vụ quan trọng lại không được ưu tiên đúng mức. Điều này làm tăng nguy cơ công việc bị trùng lặp, bỏ sót hoặc thậm chí thất bại hoàn toàn. Hệ quả là không chỉ cá nhân không thể tối ưu hóa hiệu suất mà còn ảnh hưởng đến sự phối hợp và chất lượng công việc của cả tổ chức.

 

Tại CEG, Mô hình phân nhiệm RASCI với sự phân tách chi tiết các vai trò và trách nhiệm, tạo ra một cơ chế làm việc minh bạch và hiệu quả sẽ là một “chìa khóa” quan trọng giúp mỗi cá nhân trong tổ chức hiểu rõ vai trò của mình, việc huy động nguồn lực từ cấp trên và đồng nghiệp trở nên dễ dàng hơn, giúp nhân viên mới không chỉ hoàn thành công việc nhanh chóng mà còn xây dựng được những mối quan hệ hợp tác bền chặt. Đây chính là nền tảng để tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tổ chức.

 

Để hiểu sâu cách thức triển khai mô hình này, Anh/Chị có thể xem chi tiết bài viết “MÔ HÌNH PHÂN NHIỆM RASCI – CÔNG CỤ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐẮC LỰC CHO NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠIdo CEG biên soạn được đăng tại trên website chính thức của CEG tại đây