CẨM NANG THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART – TỐI ƯU HÓA HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC CẨM NANG THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART – TỐI ƯU HÓA HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC

CẨM NANG THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART – TỐI ƯU HÓA HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC

23/12/2024 146

Mỗi quyết định của Lãnh đạo/Quản lý đều bắt đầu từ một mục tiêu chung. Nhưng làm thế nào để mục tiêu đó không chỉ là một ý tưởng mà thực sự đi đến kết quả hữu hình? Điều này đòi hỏi một phương pháp hiệu quả và có tính hệ thống, ngay từ lúc đặt mục tiêu.

 

Mục tiêu SMART là một bộ tiêu chí cụ thể được thiết lập để cung cấp bộ khung chuẩn mực và chặt chẽ, giúp Lãnh đạo/Quản lý thiết lập mục tiêu không chỉ rõ ràng và khả thi mà còn mang tính chiến lược lâu dài, kết quả gắn liền với thực tế.

Mục tiêu SMART bao gồm 5 yếu tố:

  • S = Specific – Tính cụ thể
  • M = Measurable – Đo lường
  • A = Achievable – Khả năng thực hiện
  • R = Relevant – Liên quan
  • T = Time bound – Khung thời gian

 

(Hình 1: Trích từ Module “NHẬN THỨC VÀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART” trên nền tảng tự học LMS do CEG phát triển )

  1. SPECIFIC (Tính cụ thể):

Tính Cụ thể của mục tiêu là yếu tố tiên quyết, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của mọi chiến lược. Mục tiêu phải rõ ràng, không mơ hồ và cần được xác định chi tiết để mọi thành viên trong tổ chức đều hiểu rõ mục tiêu mình đang hướng tới. Việc cụ thể hóa mục tiêu không chỉ giúp nhà Lãnh đạo/Quản lý xác định được điểm xuất phát và điểm đến, mà còn giúp tập trung vào những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu mơ hồ sẽ dẫn đến sự phân tán nỗ lực, thiếu định hướng và gây lãng phí nguồn lực, thời gian, cũng như tạo sự thiếu hụt trong sự đồng thuận của các bên liên quan. Một mục tiêu cụ thể phải trả lời rõ ràng các câu hỏi: Ai thực hiện? Thực hiện cái gì? Ở đâu? Vì sao điều đó quan trọng?

Từ góc độ nhà Lãnh đạo/Quản lý, việc thiết lập mục tiêu cụ thể là một chiến lược rõ ràng, giúp gia tăng hiệu quả triển khai. Nó không chỉ giúp xác định các bước hành động cần thiết và phân công trách nhiệm mà còn tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực và đảm bảo sự đồng bộ trong tiến trình thực hiện. Đồng thời, mục tiêu cụ thể cũng thúc đẩy niềm tin và động lực cho nhân viên. Khi mục tiêu rõ ràng và dễ hiểu, nhân viên có thể thấy rõ mối liên kết giữa công việc của họ và thành công của tổ chức, từ đó gia tăng sự cam kết và gắn bó với mục tiêu chung.

Ví dụ, thay vì mục tiêu chung chung như “Tăng trưởng doanh số”, hãy cụ thể hóa thành “Tăng doanh số từ 20 tỷ lên 25 tỷ trong quý 1 năm 2024 thông qua mở rộng thị trường miền Trung”. Mục tiêu này không chỉ rõ con số mà còn chỉ ra cách thức thực hiện, giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định các bước hành động và phân bổ nguồn lực hiệu quả. Các con số trong mục tiêu này cung cấp cách thức xác định các bước hành động và phân bổ nguồn lực hiệu quả.

 

  1. MEASURABLE (Đo lường):

Khía cạnh “Measurable” trong MỤC TIÊU SMART nhấn mạnh vào khả năng đo lường , giúp chuyển các mục tiêu trừu tượng thành những chỉ số cụ thể, dễ dàng theo dõi và đánh giá, giúp nhà Lãnh đạo/Quản lý giám sát tiến độ, đồng thời điều chỉnh chiến lược kịp thời và hiệu quả, đảm bảo sự minh bạch và khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời.

Khi mục tiêu được đo lường rõ ràng, nhà Lãnh đạo/Quản lý không chỉ đánh giá được mức độ thành công hay thất bại mà còn có thể phân tích nguyên nhân và tối ưu hóa quy trình làm việc. Khi mục tiêu được gắn với chỉ số đo lường cụ thể, nhà Lãnh đạo/Quản lý theo dõi năng lực và hiệu suất của các phòng ban, cá nhân và đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết, từ đó cải thiện kết quả và tăng khả năng đạt được mục tiêu chung.  

Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu chung như “Cải thiện sự hài lòng của khách hàng”, nhà Lãnh đạo/Quản lý có thể cụ thể hóa thành “Tăng mức độ hài lòng của khách hàng từ 80% lên 90% qua khảo sát nội bộ vào cuối quý 2 năm 2024”. Với các chỉ số đo lường rõ ràng, nhà Lãnh đạo/Quản lý có thể dễ dàng đánh giá tiến độ và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

 

  1. ACHIEVABLE (Khả năng thực hiện):

Chữ A trong MỤC TIÊU SMART có nghĩa là Khả năng thực hiện, tức mục tiêu phải thực tế và có thể đạt được trong điều kiện hiện tại của tổ chức. Mặc dù các mục tiêu cần phải thách thức để thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến, nhưng nếu đặt mục tiêu quá cao so với khả năng thực tế, sẽ dễ dẫn đến thất bại và giảm sút động lực làm việc.  Do đó, mục tiêu cần được cân nhắc một cách hợp lý, vừa đủ thách thức để nỗ lực đạt được, nhưng cũng không vượt quá khả năng thực tế, tránh gây áp lực quá mức và làm giảm động lực của tổ chức. Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng nó phù hợp với nguồn lực hiện có, bao gồm tài chính, nhân lực và thời gian.

Đối với nhà Lãnh đạo/Quản lý, việc đảm bảo tính khả thi của mục tiêu là một trong những thử thách lớn nhất. nhà Lãnh đạo/Quản lý không chỉ cần có tầm nhìn chiến lược mà còn phải có khả năng đánh giá và dự đoán các yếu tố tác động đến khả năng thực hiện mục tiêu. Một mục tiêu quá dễ dàng sẽ không kích thích sự sáng tạo và nỗ lực trong tổ chức, nhưng một mục tiêu quá khó có thể dẫn đến sự thất vọng và phân tán năng lượng. Vì vậy, việc xác định một mục tiêu khả thi là điều cần thiết để tổ chức có thể duy trì sự tập trung và động lực làm việc.

Một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu khả thi là khả năng phân tích và đánh giá nguồn lực nhà Lãnh đạo/Quản lý cần phải hiểu rõ về nguồn lực tài chính, khả năng của đội ngũ nhân sự, công nghệ và các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài để thiết lập mục tiêu phù hợp với thực tế. Sự phân tích và đánh giá này không chỉ là một chiến lược ngắn hạn, mà còn là yếu tố quyết định trong việc tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của tổ chức.

 

  1. RELEVENT (Liên quan):

R = Relevant – tính liên quan trong MỤC TIÊU SMART nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu sao cho phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược và tầm nhìn của tổ chức. Mỗi mục tiêu cần phải có sự phù hợp với các ưu tiên và giá trị cốt lõi của tổ chức, tránh sự phân tán nguồn lực vào các hoạt động không cần thiết. Mục tiêu không chỉ phải phù hợp với chiến lược tổng thể mà còn phải có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và lâu dài của tổ chức.

Tính liên quan của mục tiêu còn phản ánh sự kết nối giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trong quản trị, việc tạo ra các mục tiêu có liên quan đến chiến lược tổ chức giúp tất cả các bộ phận và nhân viên hiểu được tầm quan trọng của công việc mình làm đối với sự phát triển chung. Điều này góp phần tạo ra sự đồng thuận và nâng cao hiệu quả làm việc, vì khi mọi người nhận thức được mục tiêu của tổ chức và mối quan hệ giữa công việc cá nhân và kết quả tổng thể, họ sẽ cảm thấy có động lực và trách nhiệm hơn trong công việc.

 

  1. TIME-BOUND (Khung thời gian):

Time-bound trong MỤC TIÊU SMART không chỉ đơn thuần là việc xác định thời hạn hoàn thành, mà còn là một yếu tố chiến lược giúp thúc đẩy hành động và kỷ luật trong tổ chức. Khi mục tiêu có thời gian cụ thể, nó tạo ra sự cấp bách, giúp các bộ phận trong tổ chức hành động kịp thời và quyết đoán. Thời gian là yếu tố quan trọng để giữ mọi thứ trên quỹ đạo chính xác, giúp Lãnh đạo/Quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Thời gian là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình triển khai chiến lược. Nó không chỉ giúp nhà quản trị duy trì kỷ luật và tổ chức công việc, mà còn tạo ra một khung thời gian để phân tích và đánh giá kết quả. Lãnh đạo/Quản lý có thể sử dụng thời gian như một công cụ giám sát tiến độ và đánh giá mức độ hiệu quả trong việc hoàn thành mục tiêu. Đồng thời, thời gian còn đóng vai trò là yếu tố để đánh giá sự phát triển của tổ chức theo từng giai đoạn, từ đó có những điều chỉnh hợp lý để hướng tới mục tiêu dài hạn.

 

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về một Mục tiêu SMART ở cấp độ Công ty, được xây dựng rõ ràng và chi tiết, giúp định hướng các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo tính khả thi, đo lường được và phù hợp với các yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu này:

(Hình 2: Trích từ Module “NHẬN THỨC VÀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART” trên nền tảng tự học LMS do CEG phát triển)

 

Khi áp dụng đúng cách, Mục tiêu SMART sẽ giúp các nhà Lãnh đạo/Quản lý duy trì sự tập trung vào các mục tiêu quan trọng, đánh giá được hiệu quả công việc và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Khi mọi mục tiêu được thiết lập dựa trên nguyên tắc SMART, tổ chức sẽ có thể phát triển một cách ổn định và bền vững trong tương lai. Để làm chủ Mục tiêu SMART và áp dụng nhuần nhuyễn vào trong công việc thực tế nhà Lãnh đạo/Quản lý có thể học Topic Module “NHẬN THỨC VÀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART” trên nền tảng tự học LMS do CEG phát triển để kiện toàn năng lực của bản thân.

 

(Module “NHẬN THỨC VÀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART” trên nền tảng tự học LMS do CEG phát triển)

 

Mục tiêu SMART  cũng là một trong những hạng mục quan trọng nằm trong Chương trình đào tạo Kỹ năng Quản lý Vận hành (Operation Management Skill) kéo dài 2,5 ngày do Thịnh thiết kế và trực tiếp đứng lớp. Ở hạng mục này nhà Lãnh đạo/Quản lý sẽ hiểu sâu về cách thức điều chỉnh và ứng dụng mục tiêu SMART trong từng tình huống và giai đoạn cụ thể của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khóa học còn giúp Lãnh đạo/Quản lý đi sâu vào các kỹ thuật và phương pháp phân tích, triển khai, theo dõi, đánh giá tính khả thi của mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu khi cần thiết, từ đó đảm bảo mục tiêu luôn gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển chung của tổ chức. 

 

 

Anh/Chị có thể tìm hiểu thêm về Chương trình Đào tạo Kỹ năng Quản lý Vận hành (Operation Management Skill)  bằng cách truy cập vào đường link dưới đây:

 

 

Để đăng ký ngay Khóa học Anh/Chị vui lòng điền thông tin vào form bên dưới: