ĐIỀU GÌ ĐÃ GIÚP VINFAST “ĐÁ VĂNG” HÃNG-B-GIẤU-TÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG XE ĐIỆN TẠI VIỆT NAM? ĐIỀU GÌ ĐÃ GIÚP VINFAST “ĐÁ VĂNG” HÃNG-B-GIẤU-TÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG XE ĐIỆN TẠI VIỆT NAM?

ĐIỀU GÌ ĐÃ GIÚP VINFAST “ĐÁ VĂNG” HÃNG-B-GIẤU-TÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG XE ĐIỆN TẠI VIỆT NAM?

11/04/2025 121

Chỉ trong một thời gian ngắn, hình ảnh những chiếc xe điện VinFast đã trở nên quen thuộc trên mọi nẻo đường Việt Nam. Hãng xe điện này mới đây đã công bố bàn giao hơn 12.500 ô tô điện các loại trong tháng 2/2025 tại thị trường Việt Nam, tăng trưởng 25% so với tháng liền trước. Đáng chú ý, con số trên của VinFast thậm chí chỉ thấp hơn 4.674 xe so với doanh số bán hàng của các thành viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) với 17.174 chiếc. Các mẫu xe như VF e34, VF 8 hay VF 5 Plus liên tục lọt top xe bán chạy nhất toàn thị trường (không chỉ xe điện). Tốc độ tăng trưởng chóng mặt này đặt ra câu hỏi: Điều gì khiến người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và lựa chọn VinFast mạnh mẽ đến vậy?

 

Triệt tiêu “nỗi sợ hết pin”– rào cản tâm lý lớn nhất ngăn cản người tiêu dùng Việt Nam chuyển đổi sang xe điện

Khác với xe xăng – nơi “cây xăng đầu ngõ” là thứ hiện hữu hơn nửa thế kỷ qua – thì xe điện vẫn là một khái niệm mới với hạ tầng chưa hoàn chỉnh.

Vinfast hiểu rằng hạ tầng trạm sạc chính là “huyết mạch” của ngành xe điện. Ở đâu có trạm sạc, ở đó người tiêu dùng sẽ được khuyến khích chuyển đổi sang phương tiện xanh, đặc biệt tại các tỉnh vùng xa, khu vực du lịch, hay các đô thị phát triển du lịch xanh. Thực tế đã chứng minh, khi trạm sạc xuất hiện, người tiêu dùng rất hào hứng sở hữu xe điện, nhất là những chiếc xe đầu tiên của họ. Chính vì vậy, VinFast chủ động kiểm soát toàn bộ hệ thống trạm sạc, biến nó thành một Comparative Advantage – Lợi thế so sánh mà các đối thủ chưa thể nào sánh kịp ngay tại thị trường Việt Nam.

 

 

Tính đến quý I năm 2025, VinFast đã xây dựng được hơn 150.000 cổng sạc tại hơn 90.000 vị trí khác nhau trên 63 tỉnh, thành phố từ tầng hầm các trung tâm thương mại sầm uất, đến những trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc. Người dùng xe Vinfast đều có thể dễ dàng tìm thấy trụ sạc, với khoảng cách trung bình giữa hai điểm sạc là 65km. Thậm chí, mật độ này trong đô thị còn thấp hơn, chỉ khoảng 3,5km giữa mỗi điểm sạc. Với chỉ khoảng 18–25 phút sạc nhanh, người dùng có thể di chuyển tiếp 300–400 km, tương đương 1–2 ngày đi lại đô thị hoặc một chuyến liên tỉnh mà không phải dừng giữa đường.

Mật độ phủ sóng các trạm sạc này không chỉ giải quyết bài toán vật lý về điểm sạc, mà quan trọng hơn, nó triệt tiêu “nỗi sợ hết pin”– rào cản tâm lý lớn nhất ngăn cản người tiêu dùng Việt Nam chuyển đổi sang xe điện. VinFast đã biến việc tìm trạm sạc từ một nỗi lo tiềm ẩn thành một sự tiện lợi gần như hiển nhiên.

Nhượng quyền trạm sạc – Mô hình kinh doanh cộng sinh nơi mà mỗi phút chờ sạc pin đều có thể chuyển hóa thành giá trị gia tăng

VinFast không chỉ ở việc đầu tư trạm sạc, mà ở cách họ xã hội hóa được mô hình này. Thay vì nắm độc quyền, VinFast mở mô hình nhượng quyền: bất kỳ cá nhân, hộ dân hay doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành một “trạm sạc viên”. Chỉ cần một diện tích nhỏ từ 2–3m², hộ gia đình có thể lắp đặt trạm sạc tại nhà. Với mỗi kWh sạc, họ nhận được 750 đồng/kWh từ doanh thu điện năng.

Con số có thể rất thuyết phục khi tính toán ở quy mô lớn: một trụ sạc 120 kW nếu hoạt động 12 tiếng mỗi ngày (50% công suất), sẽ tiêu thụ 1.440 kWh/ngày. Nhân với 365 ngày và mức chiết khấu 750 đồng, người đầu tư có thể thu về khoảng 394 triệu đồng mỗi năm. Trong khi đó, chi phí đầu tư ban đầu dao động 700 – 750 triệu đồng cho một trụ công suất lớn, bao gồm cả chi phí xây dựng nền móng. Chỉ trong vòng 2 năm hoàn vốn, nhà đầu tư đã bắt đầu sinh lời. Đặc biệt, VinFast đảm nhận toàn bộ việc bảo trì, giám sát từ xa bằng camera và đội ngũ kỹ thuật trong 3–4 năm đầu, giảm thiểu gần như toàn bộ rủi ro vận hành cho đối tác.

Không dừng lại ở việc thu lợi từ chiết khấu điện năng, nhiều đối tác nhượng quyền còn tận dụng chính điểm sạc để phát triển các mô hình kinh doanh phụ trợ: một quán cà phê nhỏ, cửa hàng tiện lợi, điểm rửa xe nhanh, hay đơn giản là một khu vực nghỉ chân – biến trụ sạc thành một nền tảng kinh doanh cộng sinh, nơi mà mỗi phút chờ sạc pin đều có thể chuyển hóa thành giá trị gia tăng.

Người dùng xe điện VinFast không còn sống trong nỗi lo “đi nửa đường thì hết pin, khi nào mới đến trạm sạc”

Đi cùng với mạng lưới trạm sạc dày đặc, các dòng xe của hãng đều tích hợp bản đồ cho phép người dùng:

  • Xác định nhanh vị trí trạm sạc gần nhất
  • Kiểm tra tình trạng trạm (đang trống, đang hoạt động)
  • Tính toán hành trình tối ưu dựa trên lượng pin còn lại
  • Dẫn đường theo thời gian thực đến điểm sạc.

Tính năng này loại bỏ hoàn toàn sự phỏng đoán và rủi ro đến nơi mà không thể sạc, mang lại sự chủ động tuyệt đối cho người dùng. Người dùng xe điện VinFast không còn sống trong nỗi lo “đi nửa đường thì hết pin, khi nào mới đến trạm sạc” – một rào cản tâm lý đã từng là lý do chính khiến người Việt e ngại khi từ bỏ xe xăng. 


Sự khác biệt của VinFast càng trở nên nổi bật khi đặt cạnh thất bại điển hình của đối thủ khi gia nhập thị trường xe điện Việt

Khi GAC AION và BYD – hai “kỳ lân” trong ngành xe điện Trung Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 10.2024, được kỳ vọng sẽ cùng trở thành những ông lớn trên thị trường ô tô điện Trung Quốc tại Việt Nam. Thế nhưng, chỉ trong vòng vài tháng, GAC AION sớm “rời cuộc chơi” trong im lặng, để lại BYD đơn độc yếu thế đang loay hoay tìm kiếm chiến thuật định hình thương hiệu cạnh tranh với Vinfast. Tuy nhiên, tính đến hết quý I/2025, BYD chỉ mới thiết lập được khoảng 35 đại lý trên toàn quốc, mỗi điểm chỉ khiêm tốn từ 2–3 trụ sạc nhanh và 3–5 trụ sạc chậm.

Bên cạnh đó nỗi lo về hạ tầng càng bị khoét sâu bởi câu chuyện “dở khóc dở cười” được một chủ xe BYD chia sẻ lên mạng xã hội gần đây về hành trình di chuyển qua 3 quận nội thành chỉ để sạc thêm vỏn vẹn 20% pin. Sự cố này khiến người tiêu dùng tiềm năng không khỏi băn khoăn: Liệu có nên “đánh cược” số tiền lớn vào một thương hiệu mà việc tiếp năng lượng còn nhiều bất cập đến vậy?

Chính những điều cho thấy BYD hiện chưa đủ để tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, nhất là khi đặt cạnh hệ sinh thái dày đặc và tốc độ mở rộng của VinFast – thương hiệu nội địa chiếm lĩnh thị phần.

 

Từ câu chuyện của VinFast và BYD, có thể rút ra một yếu tố mang nền tảng trong kinh doanh hiện đại: Comparative Advantage – Lợi thế so sánh. Không chỉ là các giá trị vượt trội khác nhau giữa các đối thủ trên cùng thị trường nó còn là nền tảng của một lợi thế cạnh tranh bền vững với các sản phẩm tương tự của thương hiệu đối thủ. Một thương hiệu sở hữu Comparative Advantage – Lợi thế so sánh đủ mạnh sẽ không phải chạy đua về giá, không phải lao vào những cuộc chiến ngắn hạn. Và có thể thấy, Vinfast đã thành công vì họ tạo ra ưu thế về một hành trình trải nghiệm xe điện liền lạc mà đối thủ không thể sao chép trong ngắn hạn.

Với VinFast, Comparative Advantage – Lợi thế so sánh nằm ở hệ sinh thái hạ tầng – nơi mỗi trạm sạc, mỗi bản đồ định vị, mỗi điểm nhượng quyền đều trở thành một mắt xích trong chiến lược dài hạn. Đó không chỉ là công nghệ hay thiết kế, mà là năng lực tổ chức và tầm nhìn quy hoạch. Khi khách hàng chọn VinFast, họ không chỉ chọn xe – họ chọn một hệ sinh thái.

  • Làm sao để tìm ra Comparative Advantage – Lợi thế so sánh thực sự cho sản phẩm của bạn?
  • Làm thế nào để xây dựng một Comparative Advantage – Lợi thế so sánh mà đối thủ không thể sao chép trong thời gian ngắn?
  • Làm sao để hệ thống hoá đặc điểm nổi bật cho sản phẩm và truyền đạt thuyết phục khách hàng? 

Tất cả những câu hỏi này sẽ được Leadership Coach Trịnh Thành Thịnh giải đáp trong Topic Module “KIẾN THỨC SẢN PHẨM: HỆ THỐNG HOÁ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT’’ trên nền tảng học tập chủ động LMS do CEG phát triển. Đây cũng là chủ đề đào tạo quan trọng và đầu tiên trong nhóm các chủ đề về Kỹ Năng Bán Hàng Tư Vấn của CEG.

 

Topic Module “KIẾN THỨC SẢN PHẨM: HỆ THỐNG HOÁ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT’’ hiện đã được CEG cập nhật và sẵn sàng trên nền tảng LMS để người học Chủ động (Proactive Learner) vun bồi kiến thức chuyên môn, củng cố nền tảng vững chắc trong hành trình kiện toàn năng lực của bản thân. Tại đây người học sẽ được cung cấp bức tranh tổng quan các loại kiến thức mà bất kỳ một Nhân sự Bán hàng nào cũng cần được trang bị, sau đó đi sâu vào loại Kiến thức Sản phẩm để giúp người học nắm rõ 4 đặc điểm nổi bật cần phân tích, hệ thống hoá thành thông tin, kiến thức nền, từ đó, giúp Nhân sự Bán hàng tối ưu cơ hội truyền thông để thuyết phục khách hàng của mình. Chủ đề còn đi vào chi tiết từng đặc điểm nổi bật, kết nối với 5 dạng câu hỏi dẫn dắt để hỗ trợ bước tóm tắt nhu cầu khách hàng nhằm chốt “sales” hiệu quả

 Để học ngay Topic Module Anh/Chị vui lòng truy cập tại đây:

product-image

Anh/Chị có thể tham gia vào Group Zalo chính thức của CEG để cập nhật bài viết cũng như những thông tin mới nhất qua đường link bên dưới: