SỰ KIỆN RA MẮT CÔNG TY TNHH COLUMBUS EDUCATION GROUP SỰ KIỆN RA MẮT CÔNG TY TNHH COLUMBUS EDUCATION GROUP

SỰ KIỆN RA MẮT CÔNG TY TNHH COLUMBUS EDUCATION GROUP

19/08/2024 250

Ngày 24/04/2024, tại tòa nhà Vietcombank, Số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, Q.1, TPHCM, The CEG Talkshow với chủ đề “Cải tiến mô hình quản trị” đã được diễn ra với sự tham gia hơn 30 khách mời là các quản lý, lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp tại TPHCM. Tại chương trình, các khách mời tham dự được trao đổi và chia sẻ về những thách thức trong cải tiến mô hình quản trị mới và phân loại tư duy về 5 loại mô hình quản trị doanh nghiệp.

I – SỰ KIỆN RA MẮT NỀN TẢNG TỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TÍCH HỢP VỚI KHUNG NĂNG LỰC 5 CẤP ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA TÌNH HUỐNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Trước nhu cầu tìm kiếm các chương trình đào tạo chất lượng về phát triển tư duy và năng lực lãnh đạo từ các cấp quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ông Trịnh Thành Thịnh (Founder & CEO của công ty Columbus Education Group, viết tắt là CEG) đã xây dựng và cho ra đời CEG với mong muốn truyền đạt những kinh nghiệm được đúc kết sâu sắc trong hơn 30 năm qua của bản thân trong nhiều lĩnh vực, từ vị trí nhân viên cho đến giai đoạn chạm đỉnh cao của sự nghiệp lãnh đạo doanh nghiệp ở cấp Điều hành như MD, COO & CEO tại A Chau Communications, Pyramid Consulting Company, …  Ngoài ra, với tư cách là Giảng viên Quốc tế của IBTA – CBP tại Mỹ, ông đã đào tạo, huấn luyện và tư vấn để phát triển nhân tài tại hơn 200 doanh nghiệp trong suốt 18 năm qua.

Ông Trịnh Thành Thịnh trong buổi ra mắt nền tảng tự phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp

Với mong muốn cải thiện tình trạng đào tạo nguồn nhân sự chuyên nghiệp và có tính kế thừa cao trong hành trình tiếp nối giá trị doanh nghiệp, CEG tiên phong trong việc đem đến giải pháp thông qua nền tảng học tập chủ động (LMS) lần đầu tiên được tích hợp với hệ thống đánh giá theo khung năng lực 5 cấp độ tại Việt Nam.

Nền tảng này bao gồm 9 chương trình về chuyên môn quản trị với 89 chủ đề. Mỗi chủ đề sẽ có 9 bước học. Trong suốt quá trình học, người học sẽ được trả lời các câu hỏi tương tác để kiểm tra năng lực thông qua các Case Study (tình huống) và nhận được kết quả về thang đo năng lực hiện tại và những kiến thức cần cải thiện tiếp theo.

Điểm đặc biệt của nền tảng của CEG chính là ở nội dung chia sẻ từ các Leadership Coach. Các Coach sẽ phân tích và giải thích về các Case Study với 8 câu hỏi quan trọng kèm theo 5 phương án trả lời để người học chủ động cân nhắc lựa chọn và tự đánh giá khả năng thấu hiểu bài học thông qua tình huống.

Hệ thống đánh giá được tích hợp với tư duy “Case Study” cho từng đối tượng từ cấp Giám sát, đến cấp Quản lý và cấp Lãnh đạo. Bộ câu hỏi đánh giá được chọn lọc qua các tình huống thực tế và có tính cụ thể cao nhằm đánh giá sát với nhu cầu và áp lực công việc của từng cấp độ nhân sự trong môi trường doanh nghiệp hiện đại.

Ra mắt nền tảng học tập chủ động lần đầu tiên được tích hợp với hệ thống đánh giá theo khung năng lực 5 cấp độ tại Việt Nam.

Tại buổi lễ ra mắt, khi nói đến cảm hứng để ông Trịnh Thành Thịnh triển khai dự án này, ông chia sẻ: “Càng đi dạy, tôi nhận ra rằng mình càng được học nhiều hơn từ những người mình gặp. Đối với tôi, cuộc sống sẽ có ý nghĩa và chất lượng là khi chúng ta biết cho đi”. Từ chính tâm huyết đó, CEG sẽ là một “Di sản Hạnh phúc” để đến khi ông không còn có thể tiếp tục đào tạo, thì vẫn có thể tiếp tục chia sẻ những giá trị tư duy và kinh nghiệm cá nhân mà ông đã đúc kết bấy lâu cho bất kỳ ai một cách dễ dàng trong việc thay đổi để cải thiện chất lượng hiệu suất trong công việc.

Ông tin rằng một cộng đồng học tập sẽ được hình thành để truyền cảm hứng cho hành trình phát triển năng lực của các nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai.

Đồng thời, trong quá trình xây dựng nền tảng, đội CEG đã tiến hành khảo sát và nhận thấy rằng có 4 lý do về nhu cầu học tập được hình thành.

  1. Nhu cầu đối tượng người học “mass”: Hiện tại, khi doanh nghiệp đào tạo nội bộ cho nhân viên thì chỉ dạy được 1 vài khóa. Tuy nhiên, nhu cầu học của mỗi cá nhân luôn mong muốn nhiều hơn thế để được họ có thể cải thiện kỹ năng thích ứng và có tính thực tiễn để áp dụng ngay trong thực tế.
  2. Nhu cầu học từ những người thực chiến: Những người đào tạo trên nền tảng CEG sẽ là người hướng dẫn cho người khác học kiến thức mới để cải thiện từ thực nghiệm, đúc kết thực tế.
  3. Chất lượng nhân sự: Chất lượng quản lý cấp trung hiện tại đang là yếu nhất. Trong khi quản lý cấp trung lại đang là cầu nối giữa cấp lãnh đạo và cấp triển khai công việc. Nội dung đào tạo trên CEG sẽ giúp họ cải thiện các kỹ năng để đem lại nhiều cơ hội khám phá bản thân và phát triển hiệu suất công việc.
  4. Người học chủ động: Nhiều người học đang không biết học cái gì vì có quá nhiều thứ cần học và bản thân người học cũng không thể tự xác định mục tiêu học tập của mình. Các chủ đề đào tạo của nền tảng sẽ thực sự đúng với nhu cầu thực tế, cùng với phương pháp học thông qua Case Study (tình huống thực tế), mục tiêu của người học sẽ được thiết lập và được đánh giá thông qua khung năng lực 5 cấp độ ở cuối quá trình này.

Ông Trịnh Thành Thịnh chia sẻ về ý tưởng tạo ra nền tảng tự phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp dành cho người học chủ động

Có thể nói, những tích hợp trên của CEG sẽ giúp đáp ứng 4 nhu cầu lớn của người học: học cái gì, nhận thức về mục tiêu của nội dung bài học, tự đánh giá năng lực bản thân và những điểm cần cải thiện tiếp theo để tiếp tục các mục tiêu lớn hơn.

Bên cạnh đó, ông Thịnh cũng chia sẻ về các dịch vụ chính của CEG đến đối tượng khách hàng là các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cấp trung, cụ thể như:

  • Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu hơn.
  • Xây dựng bộ test các câu hỏi dựa trên thang đo 5 cấp độ ở từng chuyên môn dành cho các cấp từ cấp nhân sự, cấp độ quản lý, cấp lãnh đạo &  đặc biệt là đội ngũ Sales.
  • Dịch vụ cố vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

II – THE CEG TALKSHOW SỐ ĐẦU TIÊN VỚI CHỦ ĐỀ “CẢI TIẾN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ”

Thấu hiểu các thử thách trong chuyên môn quản lý khi xây dựng mô hình quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), hay mô hình cải tiến để phát triển môi trường làm việc tạo động lực cho đội ngũ, CEG tổ chức hoạt động “The CEG Talkshow” nhằm chia sẻ những kinh nghiệm để phát triển tổ chức, phát triển nhân tài. Các chương trình talkshow sẽ được tổ chức định kỳ hằng tháng, gặp gỡ cùng 30 nhà lãnh đạo và quản lý cấp cao đến từ các doanh nghiệp đa ngành nghề tại TP.HCM.

Ngay tại buổi lễ ra mắt, talkshow đầu tiên của CEG đã được tổ chức với chủ đề “Cải tiến mô hình quản trị”. Các khách mời tham dự được trao đổi và chia sẻ về phân loại tư duy 5 loại mô hình quản trị doanh nghiệp cùng những thách thức trong cải tiến mô hình quản trị mới.

Đồng hành cùng ông Trịnh Thành Thịnh trong số đầu tiên của The CEG Talkshow là Host Vũ Văn Phú – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Acacy, đơn vị hiện đang là đối tác chiến lược nhân sự của các Tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực như Tiêu dùng nhanh, Bán lẻ, Thương mại điện tử như Samsung, Unilever, Suntory PepsiCo, Abbott, Masan,…

The CEG Talkshow với chủ đề “Cải tiến mô hình quản trị” với sự dẫn dắt của ông Vũ Văn Phú (bên trái) và ông Trịnh Thành Thành (bên phải) cùng sự có mặt của hơn 30 quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp.

“Quản trị doanh nghiệp chính là tư duy về cơ cấu tổ chức điều hành doanh nghiệp. Người lãnh đạo sẽ dùng tư duy này để làm cơ sở xây dựng các phương thức về cơ cấu chức năng và cơ cấu tổ chức. Đối với mỗi mô hình doanh nghiệp, chúng ta phải cần có cơ cấu chức năng để có sự phân nhiệm thì từ đó sẽ có được cơ cấu tổ chức. Vì vậy, theo từng tính chất đặc trưng, đặc thù của từng ngành doanh nghiệp khác nhau cùng với tính linh động, chủ động cho từng vị trí sẽ có phương thức quản trị phù hợp. Hiện nay, người có vai trò để xây dựng bộ máy vận hành doanh nghiệp thường sẽ là HRD hoặc cả CEO. Tuy nhiên, nếu xét về đúng bản chất thì đó sẽ là của HRD trong vai trò cố vấn ban lãnh đạo xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp” – Chia sẻ của ông Trịnh Thành Thịnh về định nghĩa khái niệm và tính chất về mô hình quản trị. 

5 mô hình quản trị điển hình được chia sẻ tại The CEG Talkshow

Đối với các doanh nghiệp được thiết lập vận hành và có các công việc mang yếu tố định kỳ sau 2 năm, thì có thể định hình được mô hình quản trị. Hiện sẽ có những mô hình quản trị như sau:

  • Mô hình quản trị theo kiểu thuận tiện: mô hình dễ thấy & phổ cập nhất

Những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ quy hoạch các nguồn lực không theo chuyên trách về chuyên môn. “Tiện gì làm đó” để đảm bảo công việc được triển khai nhanh và hiệu quả. Phần lớn các quyền lực, quyền chi phối của sẽ tập trung vào người đứng đầu tổ chức.

  • Mô hình quản trị theo kiểu hiện đại (phân nhiệm chuyên trách): mô hình được cải tiến từ mô hình thuận tiện.

Đối với mô hình này, người đứng đầu sẽ phân quyền cho các khối phòng ban và từng khối phòng ban sẽ chuyên trách nhiệm vụ theo đúng chuyên môn.

Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình chính là khi doanh nghiệp phát triển quá lớn thì ngân sách chi phí của nguồn lực quản lý cấp trung sẽ rất lớn, điều đó dẫn đến tổn thất cho phần chi phí vận hành.

  • Mô hình quản trị SOP (Standard Operating Procedure): mô hình chuẩn hóa các phương thức làm việc.

Mô hình SOP phù hợp cho các doanh nghiệp lớn với điều kiện các tác nghiệp và quy trình được chuẩn hóa.

  • Mô hình quản trị ERP

Ngay trong làn sóng bùng nổ về công nghệ, mô hình quản trị này được ra đời. Khác với hệ thống công cụ ERP. Đây là phương thức quản trị để đảm bảo mọi nguồn lực được quy hoạch tại một chỗ sau khi tích hợp. Mô hình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành cực kỳ lớn.

Chia sẻ về mô hình này, anh Thịnh nhấn mạnh rằng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng vận hành bằng công cụ ERP trong khi năng lực đội ngũ chưa đủ, chưa đủ quy trình và phân quyền chuyên trách chưa rõ ràng. Vì vậy, có thể mô hình quản trị ERP có thể triển khai cho doanh nghiệp có quy mô từ lớn đến siêu lớn.

  • Mô hình không chức danh

Đây là mô hình dành không tồn tại chức danh và vai trò của người lãnh đạo và hiện đang được áp dụng cho một số quốc gia phát triển với những đội ngũ con người có ý thức kỷ luật cực kỳ cao hoặc một số tổ chức phi lợi nhuận.

Mô hình thông dụng nhất tại Việt Nam là (1) và (2). Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chỉ tập trung cứng nhắc 1 mô hình duy nhất vì sẽ tùy vào tổ chức doanh nghiệp mà mô hình sẽ có những phần kết hợp linh hoạt từ các mô hình khác, nhưng vẫn dựa trên hình thức nền tảng lõi của mô hình chính thức.

Phần lớn, một đơn vị startup hoặc doanh nghiệp có quy mô nhỏ được sáng lập từ những founder là người có năng lực chuyên môn trong ngành và khi đó, họ sẽ chưa có năng lực chuyên môn về quản trị. Do đó, các chủ doanh nghiệp sẽ bắt đầu áp dụng các mô hình quản trị theo thứ tự quy mô và không ngừng học tập, tích lũy kinh nghiệm, tìm người có năng lực chuyên môn của ngành để thay thế và dành toàn bộ sự tập trung của mình cho chuyên môn quản trị để sẵn sàng phát triển của doanh nghiệp.

Trong phần Q&A của buổi talkshow, ông Thịnh nhận được câu hỏi đến từ chị Hồng Minh – đại diện của Tổ chức xã hội Phi lợi nhuận “Startup Vietnam Foundation” – SVF

Hỏi:

Hiện nay, số lượng các nhà sáng lập doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang tập trung tăng trưởng ở đối tượng phụ nữ. Lý do để họ thành lập công ty chỉ vì mục tiêu mong muốn được ổn định nguồn thu nhập của bản thân, song đó thì họ vẫn phải chu toàn các trách nhiệm trong gia đình, thậm chí không được sự ủng hộ từ người thân và chịu những định kiến của xã hội.

Vậy trước các vấn đề của nhóm đối tượng này, thì nền tảng học tập của CEG sẽ giúp cho họ những tư duy như thế nào trong việc phát triển kinh doanh của mình?

Đáp: 

Tùy vào quy mô của doanh nghiệp, nếu mục tiêu tập trung vào việc kinh doanh thì thật sự sẽ không cần quá tập trung vào việc xây dựng mô hình quản trị. Để giải quyết vấn đề thực tế cho nhóm đối tượng này, thì giải pháp khả thi nhất là hãy đào tạo cho họ về các kỹ năng về Sale. Đến thời điểm đội ngũ nhân sự của họ tăng dần, họ có thể bắt đầu cân nhắc đến việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực nhân sự bán hàng. Cho nên, đối với mô hình quản trị ở cấp độ cho nhóm đối tượng này là chưa thật sự cần thiết.

“Chất lượng con người là yếu tố quan trọng và cần tập trung nhất trong quản trị” – ông Thịnh thẳng thắn chia sẻ từ những bài học đúc kết của bản thân trong quá trình làm việc. Tại mỗi thời điểm khác nhau thì đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Ở vai trò là Lãnh đạo, chúng ta nên điều chỉnh phong cách lãnh đạo của bản thân để thích ứng cho từng đối tượng, phòng ban trong từng thời điểm một cách phù hợp.

Ông Vũ Văn Phú – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Acacy cùng chia sẻ quan điểm về  quản trị nhân sự tại doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Trong bất kỳ tổ chức nào, cho dù máy móc có hiện đại đến đâu thì yếu tố con người vẫn luôn là giá trị cốt lõi cho tổ chức đó, cho nên nhân sự là yếu tố cực kỳ quan trọng. Hãy cho nhân sự của bạn có cảm giác như là một phần của tổ chức và để họ được chủ động trong tổ chức đó.” – ông Vũ Văn Phú, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Acacy.

Sự quan tâm tích cực từ khách mời tham dự về các chủ đề tiếp của “The CEG Talkshow” đã đánh giá về chất lượng nội dung chương trình. “Đối với doanh nghiệp, tầm nhìn của một nhà lãnh đạo chính là cột mốc vững chắc cho hành trình chèo lái doanh nghiệp bơi ra biển lớn. Một khi nhìn có được tầm nhìn đó, cùng với tố chất và tư duy lãnh đạo, hành trình xây dựng doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững”, ông Thịnh chia sẻ thêm.

Ở các chủ đề tiếp theo, với thời lượng kéo dài 90 phút, The CEG Talkshow hứa hẹn sẽ chia sẻ và tiếp cận sâu hơi với các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Để từ đó, mỗi chương trình sẽ giải đáp được nhiều tình huống thực tế và cung cấp thêm nhiều góc nhìn khác nhau, giúp các nhà lãnh đạo tìm được hướng đi mới cho bài toán doanh nghiệp của mình.

Xem hình ảnh từ sự kiện này tại đây